Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
446285

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 77 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN (11/1946 - 11/2023)

Ngày 13/11/2023 08:13:49

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 77 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN

(11/1946 - 11/2023)

-----

Nga Sơn là một huyện ven biển phía đông bắc của Tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử. Từ xa xưa, nơi đây đã nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn với những câu truyện truyền thuyết huyền thoại như: Mai An Tiêm với quả dưa hấu, Từ Thức gặp Tiên, Cửa biển Thần Phù v.v...

Người dân Nga Sơn giàu lòng yêu nước, anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm; ý chí tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phòng chống thiên tai. Từ cái nôi của nền văn hoá làng xã, dưới thời phong kiến, Nga Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tài nổi tiếng với 6 vị tiến sĩ thành đạt trong khoa cử, trong đó có Thám hoa Mai Anh Tuấn (xã Nga Thạch) dưới Triều Nguyễn. Đó là truyền thống hiếu học của người Nga Sơn.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, để có được cuộc sống bình yên trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, phát triển văn hoá, Nhân dân Nga Sơn đã cùng Nhân dân Thanh Hoá và cả nước đứng lên tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ đầu Công nguyên, Nữ tướng Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện) đã vận động Nhân dân Nga Sơn theo Hai Bà Trưng vùng lên khởi nghĩa đánh đổ ách đô hộ của Triều đình nhà Hán. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Nhân dân Nga Sơn cùng Nhân dân Thanh Hoá đã cung cấp sức người, sức của để xây dựng củng cố quân đội đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Đặc biệt cuối thế kỷ XIX, Nhân dân Nga Sơn tự hào đã trực tiếp tham gia phục vụ và chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) là đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược.

Những nét đẹp trong truyền thống của quê hương là di sản vô giá, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Nga Sơn. Truyền thống đó được phát huy lên tầm cao mới, khi Nhân dân ta được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, tạo thành sức mạnh to lớn, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, đưa nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

1. Sự hình thành cơ sở Cách mạng ở Nga Sơn, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tiến hành Cách mạng Tháng Tám (1930-1945)

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Không cam chịu mất nước, không cam chịu nô lệ, Nhân dân Việt Nam lớp lớp đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo, khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân Đảng v.v...Nhưng tất cả các phong trào yêu nước trên đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Giữa lúc sự nghiệp cứu nước khủng hoảng sâu sắc về đường lối, Nguyễn Ái Quốc - Người Việt Nam yêu nước đầu tiên đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập chính Đảng Cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thành lập Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam'', giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo Cách mạng Việt Nam: Mục tiêu Cương lĩnh của Đảng đề ra là làm Cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên CNXH là con đường duy nhất đúng đắn để có độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc thật sự cho Nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, mở ra thời kỳ mới cho phong trào Cách mạng Thanh Hoá. Nhiều đồng chí cán bộ của Tỉnh đã về xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn. Tháng 7/1942, Làng Thượng (xã Nga Thắng) đã trở thành cơ sở cách mạng nuôi dấu các đồng chí cán bộ của Đảng vượt ngục tù thực dân Pháp về đây hoạt động và tái lập Tỉnh uỷ lâm thời. Các tờ báo "Đuổi giặc nước", "Gái ra trận" được in ấn, phát hành từ Làng Thượng, bí mật toả về khắp các địa phương trong tỉnh. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, tổ chức Việt Minh phát triển nhanh ra khắp các tổng, làng trong huyện. Trong Cách mạng Tháng Tám, từ 24 giờ ngày 19/8 đến 9 giờ sáng ngày 20/8, với khí thế áp đảo, Việt Minh Nga Sơn đã cùng Nhân dân giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 21/8/1945, Uỷ ban Cách mạng lâm thời Nga Sơn được thành lập, đồng chí Phạm Minh Thanh được chỉ định làm Chủ tịch. Đây là cuộc đổi đời chưa từng có của người dân Nga Sơn. Từ đây, cùng với Nhân dân cả nuớc, Nhân dân Nga Sơn thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành người chủ đất nước, người chủ xã hội, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh cho thắng lợi của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

2. Đảng bộ huyện Nga Sơn ra đời và lãnh đạo Nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Chính quyền cách mạng non trẻ của huyện nhà mới ra đời phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách do chế độ cũ để lại, đòi hỏi địa phương phải có một tổ chức Đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo, nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Tỉnh uỷ đã cử nhiều đồng chí cán bộ về công tác ở Nga Sơn, tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng Đảng.

Tháng 10-1945, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Nga Sơn được thành lập tại Làng Thượng (xã Nga Thắng) lấy tên là chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai, chi bộ có 3 đảng viên, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng được chỉ định làm Bí thư.

Trong thời kỳ này, công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh ở các vùng trong huyện, chỉ trong thời gian ngắn một số chi bộ được thành lập như: Chi bộ Phan Bôi, chi bộ Trần Đình Long, chi bộ Hoàng Văn Thụ và một số chi bộ ghép. Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất các tổ chức Đảng trong toàn huyện, tháng 11/1946 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, đại biểu các chi bộ đã họp tại nhà đồng chí Trương Ngọc Thụ ở thôn Yên Hạnh xã Nga Mỹ (Nay là Tiểu khu 2 Thị Trấn Nga Sơn) để thành lập Huyện uỷ lâm thời, đồng chí Hoàng Việt Long được Tỉnh uỷ chỉ định làm Bí thư.

Huyện uỷ lâm thời Nga Sơn ra đời là kết quả tất yếu của phong trào cách mạng và quá trình xây dựng, phát triển cơ sở Đảng ở Nga Sơn. Từ đây mọi hoạt động trong toàn huyện đều do Huyện uỷ trực tiếp lãnh đạo.

Để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ I tháng 11/1947 tại Xa Liễn (Nga Thắng) và sau đó là các Đại hội lần thứ II (1948), Đại hội lần thứ III (5/1950), Đại hội lần thứ IV (2/1952) đã đề ra các chủ trương và nhiệm vụ cho Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn: Đẩy mạnh phong trào "Thi đua Ái quốc", tăng gia sản xuất, xây dựng và phát triển Đảng, củng cố Chính quyền, Đoàn thể quần chúng, huấn luyện dân quân du kích, bộ đội địa phương, phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch bảo vệ Đảng, Chính quyền, bảo vệ quê hương. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ về chính sách thuế nông nghiệp, đấu tranh giảm tô, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong gần 5 năm thực dân Pháp chiếm đóng ở Nga Sơn (10/1949 - 6/1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các lực lượng vũ trang phát triển mạnh, Nhân dân lương giáo trong huyện đoàn kết, anh dũng kiên cường chiến đấu và xây dựng hậu phương vững mạnh, càng chiến đấu, thế và lực của quân, dân huyện ta càng lớn mạnh, Đảng bộ trưởng thành và phát triển. Trong suốt thời gian địch chiếm đóng, tuy chúng đã huy động một lực lượng lớn, sử dụng nhiều máy bay, đại bác, càn quét nhiều lần, nhưng chúng vẫn không mở rộng được phạm vi chiếm đóng. Các lực lượng vũ trang và Nhân dân Nga Sơn đã đánh 233 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và bắt sống 1.300 tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Nhân dân Nga Sơn còn tiễn đưa 1.244 người con ưu tú gia nhập lực lượng vũ trang. Toàn huyện có 3.539 dân quân, du kích; 28.381 lượt người đi dân công phục vụ các chiến trường Tây Bắc, Hoà Bình, Thượng Lào, Điện Biên Phủ, 200 người con trung hiếu của Nga Sơn đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dân trong huyện còn đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho kháng chiến.

Nhân dân Nga Sơn vừa làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến, bảo vệ cửa ngõ của tỉnh Thanh Hoá, vừa làm tròn nhiệm vụ của hậu phương. Ngày 29/6/1954 được ghi nhận vào lịch sử Nga Sơn như một mốc vàng son, ngày mà quân dân huyện nhà đã quét sạch giặc Pháp xâm lược ra khỏi quê hương thân yêu của mình.

Đánh giá và ghi nhận công lao cống hiến, sự hy sinh của Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và nhà nước đã phong tặng Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Nga Sơn, Nhân dân và lực lượng vũ trang các xã Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Hải phần thưởng cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" và nhiều phần thưởng cao quý khác.

3. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội vừa sản xuất, vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ chi viện Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)

Hoà bình lập lại 1954, Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, đập tan âm mưu của bọn phản động đội lốt tôn giáo dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam. Đồng thời tiến hành cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V (1/1959), các cấp uỷ đảng và chính quyền đã tổ chức, vận động Nhân dân vào hợp tác xã. Đến cuối năm 1961 đã có 91% số hộ nông dân vào hợp tác xã Nông nghiệp. Phát huy sức mạnh và tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới, Nhân dân trong huyện tích cực khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích, thâm canh các loại cây trồng. Với quan điểm coi thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu, Đảng bộ huyện đã quyết định đào Sông Hưng Long với chiều dài 12km, đây là công trình có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà trong nhiều thập kỷ qua.

Năm 1965, thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ, được sự giúp đỡ của Tỉnh, Đảng bộ lãnh đạo và huy động Nhân dân khai hoang, quai đê lấn biển với diện tích 1.400 ha để trồng cói và quy hoạch khu dân cư. Nhân dân các xã trong huyện tình nguyện rời quê cũ di dân ra xây dựng vùng kinh tế ven biển tạo nên 2 xã Nga Tân, Nga Tiến ngày nay.

Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh thời kỳ này luôn được Đảng bộ quan tâm và chỉ đạo, như thành lập trường cấp 3 Nga Sơn, Bệnh viện huyện Nga Sơn. Phong trào bảo vệ trị an được xây dựng và phát triển mạnh ở các xã. Thông qua phong trào này, quần chúng Nhân dân đã cùng công an khám phá và trừng trị tổ chức phản động "Mặt trận công giáo tiến hành". Gồm những tên phản động đội lốt tôn giáo và ngụy quân, ngụy quyền trước đây không chịu cải tạo nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH.

Đế quốc Mỹ bị thua đau ở chiến trường Miền Nam, ngày 5/8/1964 chúng mở rộng chiến tranh, dùng không quân, hải quân đánh phá Miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn Miền Bắc đối với chiến trường Miền Nam.

Năm 1965, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VIII, Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng. Huyện uỷ chỉ đạo nhanh chóng chuyển toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, quân sự - quốc phòng từ thời bình sang thời chiến, xây dựng huyện trở thành đơn vị tiên tiến, giàu mạnh về kinh tế, vững chắc về chính trị, quốc phòng - an ninh. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ huyện chủ trương tăng cường củng cố Hợp tác xã nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi, đẩy mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản. Xây dựng các xã vùng giáo vững mạnh toàn diện. Củng cố lực lượng vũ trang với những trang bị vũ khí, khí tài chiến đấu tốt, sẵn sàng đánh trả địch.

Từ tháng 4-1965, máy bay Mỹ liên tiếp đánh phá ác liệt vào các mục tiêu cầu cống, đầu mối giao thông, công trình thuỷ lợi và các khu dân cư trong huyện. Trong điều kiện ác liệt của chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn với khẩu hiệu "Chắc tay súng, vững tay cày", "Mỗi người làm việc bằng hai", vừa giữ vững sản xuất và đời sống, xây dựng bảo vệ quê hương, vừa hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Để bảo vệ các mục tiêu quân sự, kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang và Nhân dân đã xây dựng nhiều trận địa, chiến đấu hàng trăm trận, đánh trả quyết liệt nhiều cuộc bắn phá của không quân Mỹ. Quân dân xã Nga Thuỷ, Nga Thành, bằng súng bộ binh đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Dân quân xã Nga Trường và Nga Thiện bắt sống giặc lái Mỹ. Quân dân xã Nga Lĩnh, Nga Thắng, thôn Chính Đại xã Nga Điền và các xã khác trong huyện, đã dũng cảm đánh trả nhiều đợt bắn phá của máy bay Mỹ, bảo vệ mạch máu giao thông đường thuỷ, đường bộ thông suốt.

Thấm nhuần chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do" với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn vừa làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời đã đưa tiễn 24.367 lượt người vào bộ đội; 1.446 lượt người đi thanh niên xung phong, 2.675 lượt người đi dân công hoả tuyến. Con em Nga Sơn đã có mặt chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường trong nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. 1.316 thương binh đã dũng cảm chiến đấu và để lại một phần xương máu của mình ở các chiến trường; 2.400 cán bộ chiến sỹ đã chiến đấu và dũng cảm hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho cán bộ Nhân dân Nga Sơn một Huân chương Quân công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng ba. 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Lực lượng vũ trang các xã Nga Lĩnh, Nga Thạch được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND. Toàn Huyện được phong tặng 64 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, và được tặng thưởng 11.237 Huân, Huy chương các loại.

Đảng bộ, Nhân dân huyện Nga Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần cùng với Nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, đất nước hoà bình, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Trong niềm vui chiến thắng, đúng vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1975), Đảng bộ và Nhân dân huyện Nga Sơn tổ chức khánh thành trạm bơm điện Xa Loan, công trình thủy lợi tưới tiêu lớn nhất của Huyện nhà, phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện.

4. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh (1976 - 1986)

Bước vào thời kỳ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (6/1976), Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân sau chiến tranh, từng bước tổ chức lại sản xuất theo phương thức sản xuất lớn XHCN.

Tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra những nhiệm vụ chiến lược cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Thực hiện những định hướng lớn của Đại hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định điều chỉnh địa giới hành chính và sáp nhập một số Huyện của tỉnh Thanh Hoá, trong đó sáp nhập 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn.

Trong 5 năm hợp nhất (9/1977- 9/1982), Đảng bộ huyện Trung Sơn đã trải qua hai kỳ Đại hội. Phát huy tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú, với nguồn lao động to lớn, Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động một cách hợp lí, chú trọng tăng lao động ngành nghề, tạo nên bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ này, một số công trình thuỷ lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật lớn được xây dựng, đó là công trình thuỷ lợi Vách Bắc Tam Điệp, Âu Mỹ Quan Trang phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Ngày 30/8/1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định tách huyện Trung Sơn thành 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn. Tháng 9/1982, huyện Nga Sơn được tái lập.

Ngay sau khi được tái lập, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã triệu tập Đại hội lần thứ XIV, đề ra những chủ trương công tác cho thời kỳ 1983 - 1985. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn phấn đấu đạt nhiều thành tích về thâm canh cây lúa, cây cói, phát động toàn dân thi đua làm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú. Bằng những biện pháp chỉ đạo thiết thực, cụ thể, tổng sản lượng lương thực năm 1983 đạt 21.198 tấn, năm 1984 đạt 23.000 tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng TTCN của Huyện đạt khá, là huyện đứng đầu tỉnh với giá trị sản lượng hàng xuất khẩu. Năm 1985 xã Nga Thuỷ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Đi đôi với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, nhiều công trình cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng mới: Trường PTTH Nga Sơn II và Nhà văn hoá huyện, Trạm bơm điện Nga Thắng, Nga Điền, Nga Phú, Nga Vịnh, Cầu Hói Đào, Cống Lai Thành v.v...

5. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Từ năm 1986 đến nay, qua gần 37 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo Nhân dân tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,06% (giai đoạn 2015-2020 là 13,7%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 62,46 triệu đồng. Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm tăng trên 50% so với kế hoạch tỉnh giao (Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2015 thực hiện 229.548 triệu đồng, đến năm 2020 thực hiện 694,177 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 221,1% dự toán tỉnh giao). Tổng thu ngân sách giai đoạn 2020 - 2023 tăng bình quân gấp 12% vượt dự toán được giao. Tính đến ngày 31/10/2023 toàn huyện có 466 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho trên 9 nghìn lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia. Kinh tế của huyện phát triển theo hướng chuyển dịch tích cực, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, chất lượng an sinh xã hội được nâng lên rõ rệt; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng, trật tự an toàn xã hội trong huyện luôn được ổn định và giữ vững, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, và sự quyết tâm xây dựng huyện Nga Sơn với một diện mạo mới, khang trang, sáng –xanh - sạch - đẹp, đến năm 2020 huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, ngày 14/7/2020 huyện Nga Sơn đã được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1017/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019; đến nay huyện đã có 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thành công tốt đẹp đã đánh dấu một mốc son, một giai đoạn phát triển mới của đảng bộ. Với chủ đề của đại hội là: “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh; phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện khá của Tỉnh Thanh Hóa”. Trên tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đã xác định và đề ra 27 mục tiêu phát triển của đảng bộ huyện trong giai đoạn 2020 - 2025, với 03 chương trình trọng tâm là:

(1) Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

(2) Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

(3) Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

và 03 khâu đột phá là:

(1) Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

(2) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

(3) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời của tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong huyện, kết quả có 17/27 mục tiêu đạt và vượt nghị quyết Đại hội để ra (Trong đó: 10 mục tiêu vượt, 07 mục tiêu đạt), nổi bật là:

(1) Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, sớm phát hiện nguồn lây, thần tốc truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả và sớm trở về trạng thái bình thường mới, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Quy mô nền kinh tế của huyện được nâng lên, năm 2023 ước đạt 13.728 tỷ đồng, gấp 1,45 lần so với năm 2020, xếp thứ 12 toàn tỉnh; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 9,06%, xếp thứ 07 toàn tỉnh; thu hút vốn đầu tư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm theo hướng đồng bộ, hiện đại; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước 9.891 tỷ đồng, đạt 98,9%KH.

(3) Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, xây dựng mới 43,3 ha diện tích nhà kính, nhà lưới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(4) Thu ngân sách Nhà nước năm 2021 và 2022 vượt kế hoạch đề ra, là một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về thu ngân sách.

(5) Văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, giáo dục mũi nhọn duy trì trong Top 10 của tỉnh, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời.

(6) Quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

(7) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức, xây dựng được tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong Nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng thuận, đánh giá rất cao. Công tác kết nạp đảng viên mới đạt 68,66% mục tiêu Đại hội.

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã trải qua 23 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ. Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là trên 8.500 đảng viên (tính đến tháng 10/2023), với 45 Đảng bộ và chi bộ trực thuộc đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị, tiền phong gương mẫu, lãnh đạo, hướng dẫn Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chất lượng đảng viên có bước phát triển mới về nhận thức, năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung cấp đến Đại học chiếm đại bộ phận. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ được đào tạo có hệ thống, được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác, ngày càng trưởng thành, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, tạo nên những thành tựu vẻ vang của Đảng bộ huyện trong những năm qua.

Song song với việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã dành nhiều thời gian, công sức, tập trung chỉ đạo, củng cố tổ chức cơ sở Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức. Thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng chỉnh đốn đảng; chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân để định hướng, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn đã được Tỉnh và Trung ương tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, đã được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc giai đoạn 2001- 2005; Năm 2005 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba; Năm 2007 và năm 2009 được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Năm 2010, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Với sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của các cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, ngày 14/7/2020 huyện Nga Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

6. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn sinh động trong 77 năm qua, nhất là những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể rút ra những kinh nghiệm quý, đưa tới thành công của Đảng bộ:

Một là: Nắm vững và chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình cụ thể của một huyện ven biển, có những đặc điểm riêng về truyền thống văn hóa, về tôn giáo. Các Nghị quyết, chủ trương phải đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Có quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Phát huy được sức mạnh nội lực của Đảng bộ và Nhân dân, tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, từng bước vượt qua khó khăn, tạo ra thế và lực mới để phát triển nhanh và bền vững.

Hai là: Thường xuyên quan tâm củng cố và tăng cường khối đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong cán bộ chủ chốt, đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân. Tin tưởng ở sức mạnh của Nhân dân. Quan tâm chăm lo lợi ích của Nhân dân, gắn phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Ba là: Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, coi đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán có đủ phẩm chất chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và uy tín để đảm đương vai trò lãnh đạo của mình trên các lĩnh vực công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể Nhân dân. Quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên, nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong công tác và trong đời sống, gắn bó với Nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, biết tổ chức, hướng dẫn Nhân dân thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bốn là: Xây dựng chính quyền thật sự trong sạch vững mạnh, đủ sức quản lý xã hội bằng pháp luật, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của Cấp uỷ địa phương.

Năm là: Phải linh hoạt, nhạy bén trong dự báo tình hình, kết hợp tốt việc giải quyết những khó khăn trước mắt với triển khai những nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Chú trọng xây dựng và tổng kết các mô hình điển hình tiên tiến, học tập phương pháp, cách làm hay của các đơn vị bạn, thông qua đó, tuyên truyền, phổ biến nhân nhanh ra diện rộng.

77 năm qua là một chặng đường vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn. Mặc dù Đảng bộ và Nhân dân huyện ta còn nhiều việc chưa làm được và trong quá trình vận động, phát triển, cũng không tránh khỏi vấp váp, khuyết điểm. Song điều đó không làm mờ đi những thành tựu to lớn đã đạt được, đặc biệt là những thành tựu trong những năm đổi mới, tạo lập cho quê hương có nhiều thay đổi nhanh chóng, mở ra tiền đề, nhân tố mới cho bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

Trong chặng đường mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020-2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn tiếp tục tăng cường đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương Ba Đình lịch sử, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kịp thời khắc phục, sửa chữa những tồn tại, hạn chế theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khoá XII); phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 và cả nhiệm kỳ, xây dựng quê hương Nga Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 77 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN (11/1946 - 11/2023)

Đăng lúc: 13/11/2023 08:13:49 (GMT+7)

ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN

KỶ NIỆM 77 NĂM THÀNH LẬP ĐẢNG BỘ HUYỆN NGA SƠN

(11/1946 - 11/2023)

-----

Nga Sơn là một huyện ven biển phía đông bắc của Tỉnh Thanh Hóa, là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, căn cứ của cuộc khởi nghĩa Ba Đình lịch sử. Từ xa xưa, nơi đây đã nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử gắn với những câu truyện truyền thuyết huyền thoại như: Mai An Tiêm với quả dưa hấu, Từ Thức gặp Tiên, Cửa biển Thần Phù v.v...

Người dân Nga Sơn giàu lòng yêu nước, anh dũng kiên cường trong chống giặc ngoại xâm; ý chí tự lực, tự cường, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, phòng chống thiên tai. Từ cái nôi của nền văn hoá làng xã, dưới thời phong kiến, Nga Sơn đã xuất hiện nhiều nhân tài nổi tiếng với 6 vị tiến sĩ thành đạt trong khoa cử, trong đó có Thám hoa Mai Anh Tuấn (xã Nga Thạch) dưới Triều Nguyễn. Đó là truyền thống hiếu học của người Nga Sơn.

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, để có được cuộc sống bình yên trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương, phát triển văn hoá, Nhân dân Nga Sơn đã cùng Nhân dân Thanh Hoá và cả nước đứng lên tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Từ đầu Công nguyên, Nữ tướng Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện) đã vận động Nhân dân Nga Sơn theo Hai Bà Trưng vùng lên khởi nghĩa đánh đổ ách đô hộ của Triều đình nhà Hán. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai (1285), Nhân dân Nga Sơn cùng Nhân dân Thanh Hoá đã cung cấp sức người, sức của để xây dựng củng cố quân đội đánh đuổi quân xâm lược Nguyên - Mông ra khỏi bờ cõi nước ta. Đặc biệt cuối thế kỷ XIX, Nhân dân Nga Sơn tự hào đã trực tiếp tham gia phục vụ và chiến đấu trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887) là đỉnh cao của phong trào Cần Vương chống thực dân Pháp xâm lược.

Những nét đẹp trong truyền thống của quê hương là di sản vô giá, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Nga Sơn. Truyền thống đó được phát huy lên tầm cao mới, khi Nhân dân ta được Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo, tạo thành sức mạnh to lớn, lật đổ ách thống trị của thực dân phong kiến, giành lại độc lập dân tộc, đưa nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

1. Sự hình thành cơ sở Cách mạng ở Nga Sơn, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và tiến hành Cách mạng Tháng Tám (1930-1945)

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Không cam chịu mất nước, không cam chịu nô lệ, Nhân dân Việt Nam lớp lớp đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược. Tiêu biểu là phong trào Cần Vương, khởi nghĩa Yên Thế, phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh lãnh đạo, khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân Đảng v.v...Nhưng tất cả các phong trào yêu nước trên đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Giữa lúc sự nghiệp cứu nước khủng hoảng sâu sắc về đường lối, Nguyễn Ái Quốc - Người Việt Nam yêu nước đầu tiên đã tìm ra con đường cứu nước giải phóng dân tộc Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp thu Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và truyền bá Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập chính Đảng Cách mạng của giai cấp vô sản Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng (Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được Hội nghị thành lập Đảng thông qua là sự vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là "Một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam'', giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo Cách mạng Việt Nam: Mục tiêu Cương lĩnh của Đảng đề ra là làm Cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên CNXH là con đường duy nhất đúng đắn để có độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc thật sự cho Nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày 29/7/1930, Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá được thành lập, mở ra thời kỳ mới cho phong trào Cách mạng Thanh Hoá. Nhiều đồng chí cán bộ của Tỉnh đã về xây dựng phong trào cách mạng ở Nga Sơn. Tháng 7/1942, Làng Thượng (xã Nga Thắng) đã trở thành cơ sở cách mạng nuôi dấu các đồng chí cán bộ của Đảng vượt ngục tù thực dân Pháp về đây hoạt động và tái lập Tỉnh uỷ lâm thời. Các tờ báo "Đuổi giặc nước", "Gái ra trận" được in ấn, phát hành từ Làng Thượng, bí mật toả về khắp các địa phương trong tỉnh. Được sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, tổ chức Việt Minh phát triển nhanh ra khắp các tổng, làng trong huyện. Trong Cách mạng Tháng Tám, từ 24 giờ ngày 19/8 đến 9 giờ sáng ngày 20/8, với khí thế áp đảo, Việt Minh Nga Sơn đã cùng Nhân dân giành chính quyền thắng lợi.

Ngày 21/8/1945, Uỷ ban Cách mạng lâm thời Nga Sơn được thành lập, đồng chí Phạm Minh Thanh được chỉ định làm Chủ tịch. Đây là cuộc đổi đời chưa từng có của người dân Nga Sơn. Từ đây, cùng với Nhân dân cả nuớc, Nhân dân Nga Sơn thoát khỏi xiềng xích nô lệ, trở thành người chủ đất nước, người chủ xã hội, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên đấu tranh cho thắng lợi của độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

2. Đảng bộ huyện Nga Sơn ra đời và lãnh đạo Nhân dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)

Chính quyền cách mạng non trẻ của huyện nhà mới ra đời phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách do chế độ cũ để lại, đòi hỏi địa phương phải có một tổ chức Đảng Cộng sản trực tiếp lãnh đạo, nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, bảo vệ thành quả cách mạng. Tỉnh uỷ đã cử nhiều đồng chí cán bộ về công tác ở Nga Sơn, tuyên truyền vận động quần chúng xây dựng Đảng.

Tháng 10-1945, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Nga Sơn được thành lập tại Làng Thượng (xã Nga Thắng) lấy tên là chi bộ Nguyễn Thị Minh Khai, chi bộ có 3 đảng viên, đồng chí Nguyễn Chiến Thắng được chỉ định làm Bí thư.

Trong thời kỳ này, công tác phát triển Đảng được đẩy mạnh ở các vùng trong huyện, chỉ trong thời gian ngắn một số chi bộ được thành lập như: Chi bộ Phan Bôi, chi bộ Trần Đình Long, chi bộ Hoàng Văn Thụ và một số chi bộ ghép. Để đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất các tổ chức Đảng trong toàn huyện, tháng 11/1946 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, đại biểu các chi bộ đã họp tại nhà đồng chí Trương Ngọc Thụ ở thôn Yên Hạnh xã Nga Mỹ (Nay là Tiểu khu 2 Thị Trấn Nga Sơn) để thành lập Huyện uỷ lâm thời, đồng chí Hoàng Việt Long được Tỉnh uỷ chỉ định làm Bí thư.

Huyện uỷ lâm thời Nga Sơn ra đời là kết quả tất yếu của phong trào cách mạng và quá trình xây dựng, phát triển cơ sở Đảng ở Nga Sơn. Từ đây mọi hoạt động trong toàn huyện đều do Huyện uỷ trực tiếp lãnh đạo.

Để chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi theo đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng, Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ I tháng 11/1947 tại Xa Liễn (Nga Thắng) và sau đó là các Đại hội lần thứ II (1948), Đại hội lần thứ III (5/1950), Đại hội lần thứ IV (2/1952) đã đề ra các chủ trương và nhiệm vụ cho Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn: Đẩy mạnh phong trào "Thi đua Ái quốc", tăng gia sản xuất, xây dựng và phát triển Đảng, củng cố Chính quyền, Đoàn thể quần chúng, huấn luyện dân quân du kích, bộ đội địa phương, phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch bảo vệ Đảng, Chính quyền, bảo vệ quê hương. Thực hiện các chủ trương của Đảng và Chính phủ về chính sách thuế nông nghiệp, đấu tranh giảm tô, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân.

Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong gần 5 năm thực dân Pháp chiếm đóng ở Nga Sơn (10/1949 - 6/1954), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các lực lượng vũ trang phát triển mạnh, Nhân dân lương giáo trong huyện đoàn kết, anh dũng kiên cường chiến đấu và xây dựng hậu phương vững mạnh, càng chiến đấu, thế và lực của quân, dân huyện ta càng lớn mạnh, Đảng bộ trưởng thành và phát triển. Trong suốt thời gian địch chiếm đóng, tuy chúng đã huy động một lực lượng lớn, sử dụng nhiều máy bay, đại bác, càn quét nhiều lần, nhưng chúng vẫn không mở rộng được phạm vi chiếm đóng. Các lực lượng vũ trang và Nhân dân Nga Sơn đã đánh 233 trận lớn nhỏ, tiêu diệt và bắt sống 1.300 tên địch, phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng. Nhân dân Nga Sơn còn tiễn đưa 1.244 người con ưu tú gia nhập lực lượng vũ trang. Toàn huyện có 3.539 dân quân, du kích; 28.381 lượt người đi dân công phục vụ các chiến trường Tây Bắc, Hoà Bình, Thượng Lào, Điện Biên Phủ, 200 người con trung hiếu của Nga Sơn đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dân trong huyện còn đóng góp hàng ngàn tấn lương thực, thực phẩm cho kháng chiến.

Nhân dân Nga Sơn vừa làm tròn nhiệm vụ chiến đấu ở tiền tuyến, bảo vệ cửa ngõ của tỉnh Thanh Hoá, vừa làm tròn nhiệm vụ của hậu phương. Ngày 29/6/1954 được ghi nhận vào lịch sử Nga Sơn như một mốc vàng son, ngày mà quân dân huyện nhà đã quét sạch giặc Pháp xâm lược ra khỏi quê hương thân yêu của mình.

Đánh giá và ghi nhận công lao cống hiến, sự hy sinh của Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng và nhà nước đã phong tặng Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Nga Sơn, Nhân dân và lực lượng vũ trang các xã Nga An, Nga Thành, Nga Giáp, Nga Hải phần thưởng cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân" và nhiều phần thưởng cao quý khác.

3. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội vừa sản xuất, vừa chiến đấu, làm tròn nghĩa vụ chi viện Miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược (1954 - 1975)

Hoà bình lập lại 1954, Đảng bộ lãnh đạo Nhân dân nhanh chóng bắt tay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, ổn định đời sống, đập tan âm mưu của bọn phản động đội lốt tôn giáo dụ dỗ, cưỡng ép đồng bào công giáo di cư vào Nam. Đồng thời tiến hành cải cách ruộng đất, đánh đổ giai cấp địa chủ, đem lại ruộng đất cho nông dân.

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ V (1/1959), các cấp uỷ đảng và chính quyền đã tổ chức, vận động Nhân dân vào hợp tác xã. Đến cuối năm 1961 đã có 91% số hộ nông dân vào hợp tác xã Nông nghiệp. Phát huy sức mạnh và tính ưu việt của quan hệ sản xuất mới, Nhân dân trong huyện tích cực khai hoang, phục hoá, mở rộng diện tích, thâm canh các loại cây trồng. Với quan điểm coi thuỷ lợi là mặt trận hàng đầu, Đảng bộ huyện đã quyết định đào Sông Hưng Long với chiều dài 12km, đây là công trình có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhà trong nhiều thập kỷ qua.

Năm 1965, thực hiện quyết định của Hội đồng Chính phủ, được sự giúp đỡ của Tỉnh, Đảng bộ lãnh đạo và huy động Nhân dân khai hoang, quai đê lấn biển với diện tích 1.400 ha để trồng cói và quy hoạch khu dân cư. Nhân dân các xã trong huyện tình nguyện rời quê cũ di dân ra xây dựng vùng kinh tế ven biển tạo nên 2 xã Nga Tân, Nga Tiến ngày nay.

Đi đôi với phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh thời kỳ này luôn được Đảng bộ quan tâm và chỉ đạo, như thành lập trường cấp 3 Nga Sơn, Bệnh viện huyện Nga Sơn. Phong trào bảo vệ trị an được xây dựng và phát triển mạnh ở các xã. Thông qua phong trào này, quần chúng Nhân dân đã cùng công an khám phá và trừng trị tổ chức phản động "Mặt trận công giáo tiến hành". Gồm những tên phản động đội lốt tôn giáo và ngụy quân, ngụy quyền trước đây không chịu cải tạo nhằm chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH.

Đế quốc Mỹ bị thua đau ở chiến trường Miền Nam, ngày 5/8/1964 chúng mở rộng chiến tranh, dùng không quân, hải quân đánh phá Miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn Miền Bắc đối với chiến trường Miền Nam.

Năm 1965, Đảng bộ và Nhân dân trong huyện triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ VIII, Nghị quyết 11 của Trung ương Đảng. Huyện uỷ chỉ đạo nhanh chóng chuyển toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, quân sự - quốc phòng từ thời bình sang thời chiến, xây dựng huyện trở thành đơn vị tiên tiến, giàu mạnh về kinh tế, vững chắc về chính trị, quốc phòng - an ninh. Để đạt được mục tiêu đó, Đảng bộ huyện chủ trương tăng cường củng cố Hợp tác xã nông nghiệp, tập trung phát triển sản xuất lương thực, chăn nuôi, đẩy mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, nuôi trồng và khai thác hải sản. Xây dựng các xã vùng giáo vững mạnh toàn diện. Củng cố lực lượng vũ trang với những trang bị vũ khí, khí tài chiến đấu tốt, sẵn sàng đánh trả địch.

Từ tháng 4-1965, máy bay Mỹ liên tiếp đánh phá ác liệt vào các mục tiêu cầu cống, đầu mối giao thông, công trình thuỷ lợi và các khu dân cư trong huyện. Trong điều kiện ác liệt của chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn đã nêu cao tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn với khẩu hiệu "Chắc tay súng, vững tay cày", "Mỗi người làm việc bằng hai", vừa giữ vững sản xuất và đời sống, xây dựng bảo vệ quê hương, vừa hết lòng chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến.

Để bảo vệ các mục tiêu quân sự, kinh tế - xã hội, lực lượng vũ trang và Nhân dân đã xây dựng nhiều trận địa, chiến đấu hàng trăm trận, đánh trả quyết liệt nhiều cuộc bắn phá của không quân Mỹ. Quân dân xã Nga Thuỷ, Nga Thành, bằng súng bộ binh đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ. Dân quân xã Nga Trường và Nga Thiện bắt sống giặc lái Mỹ. Quân dân xã Nga Lĩnh, Nga Thắng, thôn Chính Đại xã Nga Điền và các xã khác trong huyện, đã dũng cảm đánh trả nhiều đợt bắn phá của máy bay Mỹ, bảo vệ mạch máu giao thông đường thuỷ, đường bộ thông suốt.

Thấm nhuần chân lý "Không có gì quý hơn độc lập tự do" với tinh thần "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", quyết tâm đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược. Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn vừa làm tròn nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ quê hương, đồng thời đã đưa tiễn 24.367 lượt người vào bộ đội; 1.446 lượt người đi thanh niên xung phong, 2.675 lượt người đi dân công hoả tuyến. Con em Nga Sơn đã có mặt chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở khắp các chiến trường trong nước và làm tròn nghĩa vụ quốc tế. 1.316 thương binh đã dũng cảm chiến đấu và để lại một phần xương máu của mình ở các chiến trường; 2.400 cán bộ chiến sỹ đã chiến đấu và dũng cảm hy sinh vì Độc lập Tự do của Tổ quốc, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.

Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho cán bộ Nhân dân Nga Sơn một Huân chương Quân công hạng nhất, 4 Huân chương Chiến công hạng ba. 3 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Lực lượng vũ trang các xã Nga Lĩnh, Nga Thạch được phong tặng danh hiệu anh hùng LLVTND. Toàn Huyện được phong tặng 64 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, và được tặng thưởng 11.237 Huân, Huy chương các loại.

Đảng bộ, Nhân dân huyện Nga Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, góp phần cùng với Nhân dân cả nước làm nên Đại thắng mùa xuân năm 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, đất nước hoà bình, thống nhất, cả nước đi lên CNXH.

Trong niềm vui chiến thắng, đúng vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/1975), Đảng bộ và Nhân dân huyện Nga Sơn tổ chức khánh thành trạm bơm điện Xa Loan, công trình thủy lợi tưới tiêu lớn nhất của Huyện nhà, phục vụ chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện.

4. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội sau chiến tranh (1976 - 1986)

Bước vào thời kỳ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII (6/1976), Đảng bộ và Nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu khôi phục và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống Nhân dân sau chiến tranh, từng bước tổ chức lại sản xuất theo phương thức sản xuất lớn XHCN.

Tháng 12/1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đề ra những nhiệm vụ chiến lược cho kế hoạch 5 năm lần thứ hai. Thực hiện những định hướng lớn của Đại hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã ra quyết định điều chỉnh địa giới hành chính và sáp nhập một số Huyện của tỉnh Thanh Hoá, trong đó sáp nhập 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn.

Trong 5 năm hợp nhất (9/1977- 9/1982), Đảng bộ huyện Trung Sơn đã trải qua hai kỳ Đại hội. Phát huy tiềm năng kinh tế đa dạng và phong phú, với nguồn lao động to lớn, Đảng bộ đã lãnh đạo Nhân dân tổ chức lại sản xuất, phân công lại lao động một cách hợp lí, chú trọng tăng lao động ngành nghề, tạo nên bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp. Trong thời kỳ này, một số công trình thuỷ lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật lớn được xây dựng, đó là công trình thuỷ lợi Vách Bắc Tam Điệp, Âu Mỹ Quan Trang phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế.

Ngày 30/8/1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định tách huyện Trung Sơn thành 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn. Tháng 9/1982, huyện Nga Sơn được tái lập.

Ngay sau khi được tái lập, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã triệu tập Đại hội lần thứ XIV, đề ra những chủ trương công tác cho thời kỳ 1983 - 1985. Qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn phấn đấu đạt nhiều thành tích về thâm canh cây lúa, cây cói, phát động toàn dân thi đua làm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú. Bằng những biện pháp chỉ đạo thiết thực, cụ thể, tổng sản lượng lương thực năm 1983 đạt 21.198 tấn, năm 1984 đạt 23.000 tấn. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng TTCN của Huyện đạt khá, là huyện đứng đầu tỉnh với giá trị sản lượng hàng xuất khẩu. Năm 1985 xã Nga Thuỷ được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.

Đi đôi với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, nhiều công trình cơ sở vật chất kỹ thuật được xây dựng mới: Trường PTTH Nga Sơn II và Nhà văn hoá huyện, Trạm bơm điện Nga Thắng, Nga Điền, Nga Phú, Nga Vịnh, Cầu Hói Đào, Cống Lai Thành v.v...

5. Đảng bộ huyện Nga Sơn trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước

Từ năm 1986 đến nay, qua gần 37 năm đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo Nhân dân tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều thành tựu mới trên các lĩnh vực.

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021 - 2023 ước đạt 9,06% (giai đoạn 2015-2020 là 13,7%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 62,46 triệu đồng. Tỷ lệ tăng thu ngân sách bình quân hàng năm tăng trên 50% so với kế hoạch tỉnh giao (Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2015 thực hiện 229.548 triệu đồng, đến năm 2020 thực hiện 694,177 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 221,1% dự toán tỉnh giao). Tổng thu ngân sách giai đoạn 2020 - 2023 tăng bình quân gấp 12% vượt dự toán được giao. Tính đến ngày 31/10/2023 toàn huyện có 466 doanh nghiệp, trong đó có 03 doanh nghiệp FDI đã giải quyết việc làm cho trên 9 nghìn lao động, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế của huyện.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng nông thôn mới đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trên địa bàn toàn huyện, được cả hệ thống chính trị và đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng và tích cực tham gia. Kinh tế của huyện phát triển theo hướng chuyển dịch tích cực, bền vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, chất lượng an sinh xã hội được nâng lên rõ rệt; kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng, trật tự an toàn xã hội trong huyện luôn được ổn định và giữ vững, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, vững mạnh. Với sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, và sự quyết tâm xây dựng huyện Nga Sơn với một diện mạo mới, khang trang, sáng –xanh - sạch - đẹp, đến năm 2020 huyện có 100% số xã đạt chuẩn NTM, ngày 14/7/2020 huyện Nga Sơn đã được Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 1017/QĐ-TTg công nhận huyện đạt chuẩn NTM năm 2019; đến nay huyện đã có 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 thành công tốt đẹp đã đánh dấu một mốc son, một giai đoạn phát triển mới của đảng bộ. Với chủ đề của đại hội là: “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh; phấn đấu đến năm 2025 trở thành huyện khá của Tỉnh Thanh Hóa”. Trên tinh thần “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội đã xác định và đề ra 27 mục tiêu phát triển của đảng bộ huyện trong giai đoạn 2020 - 2025, với 03 chương trình trọng tâm là:

(1) Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

(2) Chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.

(3) Chương trình nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

và 03 khâu đột phá là:

(1) Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

(2) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

(3) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất.

Trong nửa nhiệm kỳ qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tác động tiêu cực đến việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII. Song, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ hiệu quả, kịp thời của tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân trong huyện, kết quả có 17/27 mục tiêu đạt và vượt nghị quyết Đại hội để ra (Trong đó: 10 mục tiêu vượt, 07 mục tiêu đạt), nổi bật là:

(1) Công tác phòng, chống dịch Covid-19 được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, bài bản, sáng tạo, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, sớm phát hiện nguồn lây, thần tốc truy vết, cách ly, khoanh vùng, dập dịch hiệu quả và sớm trở về trạng thái bình thường mới, hạn chế tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Quy mô nền kinh tế của huyện được nâng lên, năm 2023 ước đạt 13.728 tỷ đồng, gấp 1,45 lần so với năm 2020, xếp thứ 12 toàn tỉnh; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2021-2023 đạt 9,06%, xếp thứ 07 toàn tỉnh; thu hút vốn đầu tư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm theo hướng đồng bộ, hiện đại; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn ước 9.891 tỷ đồng, đạt 98,9%KH.

(3) Sản xuất nông nghiệp đang chuyển dịch theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên cả 3 lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, xây dựng mới 43,3 ha diện tích nhà kính, nhà lưới bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(4) Thu ngân sách Nhà nước năm 2021 và 2022 vượt kế hoạch đề ra, là một trong những huyện dẫn đầu của tỉnh về thu ngân sách.

(5) Văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm, giáo dục mũi nhọn duy trì trong Top 10 của tỉnh, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện đầy đủ, kịp thời.

(6) Quốc phòng - an ninh luôn được giữ vững, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội.

(7) Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính trị được quan tâm đúng mức, xây dựng được tinh thần đoàn kết trong Đảng, trong Nhân dân. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác điều động, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý được cán bộ, đảng viên và Nhân dân đồng thuận, đánh giá rất cao. Công tác kết nạp đảng viên mới đạt 68,66% mục tiêu Đại hội.

Từ ngày thành lập đến nay, Đảng bộ huyện Nga Sơn đã trải qua 23 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đánh dấu bước trưởng thành mới về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ. Tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là trên 8.500 đảng viên (tính đến tháng 10/2023), với 45 Đảng bộ và chi bộ trực thuộc đã và đang phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị, tiền phong gương mẫu, lãnh đạo, hướng dẫn Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương.

Quá trình thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chất lượng đảng viên có bước phát triển mới về nhận thức, năng lực lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các nguyên tắc tổ chức, kỷ luật của Đảng. Đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, có trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ từ Trung cấp đến Đại học chiếm đại bộ phận. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ được đào tạo có hệ thống, được rèn luyện, thử thách qua thực tiễn công tác, ngày càng trưởng thành, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, tạo nên những thành tựu vẻ vang của Đảng bộ huyện trong những năm qua.

Song song với việc bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã dành nhiều thời gian, công sức, tập trung chỉ đạo, củng cố tổ chức cơ sở Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức. Thực hiện có hiệu quả việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với công tác xây dựng chỉnh đốn đảng; chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân để định hướng, kịp thời giải quyết những vấn đề nổi cộm, phát sinh.

Với những thành tựu to lớn đã đạt được trong thời kỳ đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn đã được Tỉnh và Trung ương tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, đã được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc giai đoạn 2001- 2005; Năm 2005 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng ba; Năm 2007 và năm 2009 được Chính phủ tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc. Năm 2010, Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhì. Với sự cố gắng, nỗ lực vượt bậc của các cấp uỷ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện, ngày 14/7/2020 huyện Nga Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019.

6. Những bài học kinh nghiệm

Từ thực tiễn sinh động trong 77 năm qua, nhất là những năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, có thể rút ra những kinh nghiệm quý, đưa tới thành công của Đảng bộ:

Một là: Nắm vững và chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với tình hình cụ thể của một huyện ven biển, có những đặc điểm riêng về truyền thống văn hóa, về tôn giáo. Các Nghị quyết, chủ trương phải đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Có quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ. Phát huy được sức mạnh nội lực của Đảng bộ và Nhân dân, tranh thủ được các nguồn lực từ bên ngoài, từng bước vượt qua khó khăn, tạo ra thế và lực mới để phát triển nhanh và bền vững.

Hai là: Thường xuyên quan tâm củng cố và tăng cường khối đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong cán bộ chủ chốt, đoàn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân. Tin tưởng ở sức mạnh của Nhân dân. Quan tâm chăm lo lợi ích của Nhân dân, gắn phát triển kinh tế đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo sự đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.

Ba là: Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, coi đây là nhân tố quyết định mọi thắng lợi. Đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán có đủ phẩm chất chính trị, năng lực hoạt động thực tiễn và uy tín để đảm đương vai trò lãnh đạo của mình trên các lĩnh vực công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể Nhân dân. Quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ đảng viên, nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu trong công tác và trong đời sống, gắn bó với Nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, biết tổ chức, hướng dẫn Nhân dân thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bốn là: Xây dựng chính quyền thật sự trong sạch vững mạnh, đủ sức quản lý xã hội bằng pháp luật, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Nghị quyết của Cấp uỷ địa phương.

Năm là: Phải linh hoạt, nhạy bén trong dự báo tình hình, kết hợp tốt việc giải quyết những khó khăn trước mắt với triển khai những nhiệm vụ chiến lược lâu dài. Chú trọng xây dựng và tổng kết các mô hình điển hình tiên tiến, học tập phương pháp, cách làm hay của các đơn vị bạn, thông qua đó, tuyên truyền, phổ biến nhân nhanh ra diện rộng.

77 năm qua là một chặng đường vẻ vang của Đảng bộ và Nhân dân Nga Sơn. Mặc dù Đảng bộ và Nhân dân huyện ta còn nhiều việc chưa làm được và trong quá trình vận động, phát triển, cũng không tránh khỏi vấp váp, khuyết điểm. Song điều đó không làm mờ đi những thành tựu to lớn đã đạt được, đặc biệt là những thành tựu trong những năm đổi mới, tạo lập cho quê hương có nhiều thay đổi nhanh chóng, mở ra tiền đề, nhân tố mới cho bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

Trong chặng đường mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2020-2025), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Nhân dân Nga Sơn tiếp tục tăng cường đoàn kết, phát huy truyền thống yêu nước và cách mạng của quê hương Ba Đình lịch sử, quyết tâm vượt mọi khó khăn, thử thách, tranh thủ thời cơ thuận lợi, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kịp thời khắc phục, sửa chữa những tồn tại, hạn chế theo tinh thần Nghị quyết TW4 (khoá XII); phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023 và cả nhiệm kỳ, xây dựng quê hương Nga Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN UỶ

Công khai kết quả giải quyết TTHC tại UBND xã Nga Bạch