Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
446285

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG MÙA LỄ HỘI

Ngày 20/03/2024 15:28:08

Đi kèm lễ hội là những dịch vụ ăn uống rất đa dạng, thuận tiện cho du khách tham gia lễ hội, đi du xuân như bún riêu, cháo, mì, cơm phở, bánh xôi, oản, nước giải khát, trái cây, rất nhiều loại đồ ăn thức uống khác nhau. Có loại làm sẵn, có loại chế biến ăn tại chỗ muôn màu muôn vẽ. Bên cạnh đó, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm là rất cao, vì lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sảnxuất, chế biến từ các cá nhân, hộ gia đình thường là không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh, không công bố chất lượng nên sản phẩm khó có thể đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

Các lễ hội trong thời gian gần đây có xu hướng được phát triển sáng tạo, phong phú hơn. các đình chùa, miếu đền, lăng tẩm được trùng tu, xây dựng mới, kèm theo phong trào đi lễ đền, chùa lễ hội ở người dân thậm trí có cả khách nước ngoài .

Các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính chất tạm thời, lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn; Nhiều nơi bố trí ngay ở đường đi, lối lại, môi trường thường bị ô nhiễm; người bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm; lực lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn cũng như sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không được giữa sạch. Có thể nói, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây qua thực phẩm do dịch vụ ăn uống ở lễ hội hiện nay là rất lớn. Để đảm bảo an toàn cho du khách đi lễ hội, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm.

Bố trí các quán ăn, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và ăn toàn trong ăn uống theo quy hoạch, sắp xếp của địa phương, Ban quản lý khu lễ hội.

- Đăng ký và ký cam kết về đảm bảo an toàn thực phẩm với Ban quản lý khu lễ hội và địa phương.

- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, bàn ghế, phương tiện bảo quản, phương tiện tiếp phẩm không để thực phẩm bị ô nhiễm.

- Có dụng cụ thu gom chất thải, rác thải hằng ngày kín, không được để ứ đọng, tránh để ruồi, muỗi, côn trùng, chuột.. xâm nhập và phát triển.

- Dụng cụ, chế biến, chứa đựng và sử dụng thực phẩm phải sạch, phải có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

- Người bán hàng phải có trang phục riêng, có đủ áo mũ khẩu trang che miệng. Phải rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, không dùng tay trực tiếp cấm, nắm, bốc thức ăn chín, thức ăn ngay. Phải có dụng cụ riêng để gắp múc thức ăn.

- Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo an toàn.

BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG MÙA LỄ HỘI

Đăng lúc: 20/03/2024 15:28:08 (GMT+7)

Đi kèm lễ hội là những dịch vụ ăn uống rất đa dạng, thuận tiện cho du khách tham gia lễ hội, đi du xuân như bún riêu, cháo, mì, cơm phở, bánh xôi, oản, nước giải khát, trái cây, rất nhiều loại đồ ăn thức uống khác nhau. Có loại làm sẵn, có loại chế biến ăn tại chỗ muôn màu muôn vẽ. Bên cạnh đó, nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm là rất cao, vì lễ hội thường mang tính chất thời vụ nên nhiều chủng loại thực phẩm được sảnxuất, chế biến từ các cá nhân, hộ gia đình thường là không chuyên nghiệp, không đăng ký kinh doanh, không công bố chất lượng nên sản phẩm khó có thể đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.

Các lễ hội trong thời gian gần đây có xu hướng được phát triển sáng tạo, phong phú hơn. các đình chùa, miếu đền, lăng tẩm được trùng tu, xây dựng mới, kèm theo phong trào đi lễ đền, chùa lễ hội ở người dân thậm trí có cả khách nước ngoài .

Các lễ hội thường tổ chức ở ngoài trời nên dịch vụ ăn uống cũng mang tính chất tạm thời, lều quán đơn giản, thiếu nước sạch, thiếu thu gom chất thải, thiếu điều kiện bảo quản và chế biến thực phẩm an toàn; Nhiều nơi bố trí ngay ở đường đi, lối lại, môi trường thường bị ô nhiễm; người bán hàng, chế biến thực phẩm thiếu kiến thức về an toàn thực phẩm; lực lượng người đi lại, ăn uống đông đúc, dồn dập dễ tạo ra sự lây nhiễm vào thức ăn cũng như sự phục vụ cẩu thả, dụng cụ ăn uống không được giữa sạch. Có thể nói, nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây qua thực phẩm do dịch vụ ăn uống ở lễ hội hiện nay là rất lớn. Để đảm bảo an toàn cho du khách đi lễ hội, yêu cầu các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thực phẩm.

Bố trí các quán ăn, quầy hàng đảm bảo thuận tiện cho người đi lại và ăn toàn trong ăn uống theo quy hoạch, sắp xếp của địa phương, Ban quản lý khu lễ hội.

- Đăng ký và ký cam kết về đảm bảo an toàn thực phẩm với Ban quản lý khu lễ hội và địa phương.

- Đảm bảo các điều kiện thiết yếu như nước sạch, quầy tủ hàng, quán hàng, bàn ghế, phương tiện bảo quản, phương tiện tiếp phẩm không để thực phẩm bị ô nhiễm.

- Có dụng cụ thu gom chất thải, rác thải hằng ngày kín, không được để ứ đọng, tránh để ruồi, muỗi, côn trùng, chuột.. xâm nhập và phát triển.

- Dụng cụ, chế biến, chứa đựng và sử dụng thực phẩm phải sạch, phải có dụng cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.

- Người bán hàng phải có trang phục riêng, có đủ áo mũ khẩu trang che miệng. Phải rửa sạch tay trước khi tiếp xúc với thực phẩm, không dùng tay trực tiếp cấm, nắm, bốc thức ăn chín, thức ăn ngay. Phải có dụng cụ riêng để gắp múc thức ăn.

- Không bày bán thực phẩm sát mặt đất, cần phải có phương tiện che đậy, bao gói thực phẩm đảm bảo an toàn.

Công khai kết quả giải quyết TTHC tại UBND xã Nga Bạch