Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
446285

Lịch sử hình thành xã Nga Bạch

Ngày 06/08/2019 15:00:34

Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số dị vật đá, xương, hiện vật đất nung tương đối nguyện vẹn của bộ lạc người Việt cổ đầu tiên sinh sống ở miềmbiêmn phí đông bắc tỉnh Thanh Hóa, trong đó có Nga Sơn. Những phát hiện khảo cổ học đó đã chứng minh con người có mặt ở Nga sơn từ khá sớm.
Các di chỉ, di vật khảo cổ cùng những huyện tích, thần phả còn lưu lại đã làm sống lại chuỗi dãy lịch sử liên tục về sự cư trú của cư dân đất Nga sơn trong đó có làng Bạch Câu. Trải qua hàng nghìn năm, nhiều luồng cư dân với những nguyên nhân, biến cố và nguồn gốc khác nhau vẫn tiếp tục tìm đến Bạch Câu, tạo ra sự quần cư ngày càng có xy thế đông đúc trên vùng đất còn nhiều hoang hóa.
Dưới thời phong kiến, ở Nga Sơn nói chung đã sớm xuất hiện những tụ điểm trao đổi buôn bán khá sầm uất, nhất là dọc theo những trục đường giao thông chính. Đến thời Nguyễn, chợ Bạch Câu của làng là 1 trong 4 chợ của Nga Sơn được thành lập sớm nhất. Đời sống kinh tế của nhân dân tronglàng khá phồn thịnh.
Thời kì Pháp thuộc, xã Nga Bạch ngày nay chính là vùng Bạch Câu, thuộc tổng Thạch Giản, có diện tích đất tự nhiên là 260ha với tổng số trên 2000 dân. Vùng Bạch Câu gồm có 4 làng: Hoàng Hậu, làng Hậu, làng Hà, làng Yên. Phía đông giáp phủ Thái Bình Hoàng Long, phía tây giáp Thạch Giản, phái Bắc giáp Trung Nghĩa, phái nam giáp sông sung (lạch sung).
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, theo chủ trương của Chính phủ và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các đơn vị hành chính được cải cách, bãi bỏ đơn vị cấp tổng, thành lập đơn vị cấp xã. Theo đó, làng Bạch Câu được chuyển thành xã Bạch Câu. Đến năm 1947, xã Bạch Câu và xã Trung Nghĩa sáp nhập lại thành xã Quảng Hiệp với 13 xóm.
Đến tháng 6 năm 1956, xã Quảng Hiệp được chia thành 2 xã Nga Trung và Nga Bạch. Đây chính là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của xã Nga Bạch. Năm 1977, huyện Nga Sơn sáp nhập với huyện Hà Trung thành huyện Trung Sơn, Xã Nga Bạch thuộc huyện Trung Sơn. Năm 1982 huyện Trung sơn chia tách thành 2 huyện như cũ, xã Nga Bach lạ thuộc huyện Nga Sơn cho đến ngày nay.
Cũng như bao làng quê khác ở Thanh Hóa, làng xã ở Nga Bạch là cái nôi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc.
Như vậy, xã Nga Bạch đã trải qua nhiều lần chia cắt, sáp nhập và thành lập mới đã tạo nên vị trí xã ổn định như hiện nay. Qua quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài chống thiên tai, địch họa, người dân các làng đã chung tay xây dựng nên một miền quê trù phú cùng với nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương Nga Bạch.

nb 2.jpg

nb.jpg

nb 3.jpg



Lịch sử hình thành xã Nga Bạch

Đăng lúc: 06/08/2019 15:00:34 (GMT+7)

Những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện một số dị vật đá, xương, hiện vật đất nung tương đối nguyện vẹn của bộ lạc người Việt cổ đầu tiên sinh sống ở miềmbiêmn phí đông bắc tỉnh Thanh Hóa, trong đó có Nga Sơn. Những phát hiện khảo cổ học đó đã chứng minh con người có mặt ở Nga sơn từ khá sớm.
Các di chỉ, di vật khảo cổ cùng những huyện tích, thần phả còn lưu lại đã làm sống lại chuỗi dãy lịch sử liên tục về sự cư trú của cư dân đất Nga sơn trong đó có làng Bạch Câu. Trải qua hàng nghìn năm, nhiều luồng cư dân với những nguyên nhân, biến cố và nguồn gốc khác nhau vẫn tiếp tục tìm đến Bạch Câu, tạo ra sự quần cư ngày càng có xy thế đông đúc trên vùng đất còn nhiều hoang hóa.
Dưới thời phong kiến, ở Nga Sơn nói chung đã sớm xuất hiện những tụ điểm trao đổi buôn bán khá sầm uất, nhất là dọc theo những trục đường giao thông chính. Đến thời Nguyễn, chợ Bạch Câu của làng là 1 trong 4 chợ của Nga Sơn được thành lập sớm nhất. Đời sống kinh tế của nhân dân tronglàng khá phồn thịnh.
Thời kì Pháp thuộc, xã Nga Bạch ngày nay chính là vùng Bạch Câu, thuộc tổng Thạch Giản, có diện tích đất tự nhiên là 260ha với tổng số trên 2000 dân. Vùng Bạch Câu gồm có 4 làng: Hoàng Hậu, làng Hậu, làng Hà, làng Yên. Phía đông giáp phủ Thái Bình Hoàng Long, phía tây giáp Thạch Giản, phái Bắc giáp Trung Nghĩa, phái nam giáp sông sung (lạch sung).
Sau cách mạng tháng tám năm 1945, theo chủ trương của Chính phủ và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, các đơn vị hành chính được cải cách, bãi bỏ đơn vị cấp tổng, thành lập đơn vị cấp xã. Theo đó, làng Bạch Câu được chuyển thành xã Bạch Câu. Đến năm 1947, xã Bạch Câu và xã Trung Nghĩa sáp nhập lại thành xã Quảng Hiệp với 13 xóm.
Đến tháng 6 năm 1956, xã Quảng Hiệp được chia thành 2 xã Nga Trung và Nga Bạch. Đây chính là mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của xã Nga Bạch. Năm 1977, huyện Nga Sơn sáp nhập với huyện Hà Trung thành huyện Trung Sơn, Xã Nga Bạch thuộc huyện Trung Sơn. Năm 1982 huyện Trung sơn chia tách thành 2 huyện như cũ, xã Nga Bach lạ thuộc huyện Nga Sơn cho đến ngày nay.
Cũng như bao làng quê khác ở Thanh Hóa, làng xã ở Nga Bạch là cái nôi bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, dân tộc.
Như vậy, xã Nga Bạch đã trải qua nhiều lần chia cắt, sáp nhập và thành lập mới đã tạo nên vị trí xã ổn định như hiện nay. Qua quá trình lịch sử đấu tranh lâu dài chống thiên tai, địch họa, người dân các làng đã chung tay xây dựng nên một miền quê trù phú cùng với nhiều truyền thống văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương Nga Bạch.

nb 2.jpg

nb.jpg

nb 3.jpg



Công khai kết quả giải quyết TTHC tại UBND xã Nga Bạch