Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
446285

Truyền thống lịch sử- văn hóa xã Nga Bạch

Ngày 12/08/2019 14:35:38

Nga Bạch là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Nhân dân Nga Bạch có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú.

Nhân dân Nga Bạch có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã quan tâm đến đời sống tâm linh, không ngừng chắt chiu xây dựng các công trình văn hóa như các đình, chùa, miếu...Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những biến động của xã hội, các dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Nga Bạch là minh chứng cụ thể, sinh động cho bày dày văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây. Ở xã có 4 đền thờ thần Hoàng, trong đó làng Hậu, làng Hà, làng Yên thờ Tứ Vị Thánh Nương (Thần vị âm), làng Hoàng thờ thần Cao Các (Thần vị dương). Đây là những địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập thể. vào những ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, lễ hội, các cụ cao niên trong làng thường tới đây để cúng tế, cầu cho Quốc thái dân an.
Song Song với đời sông văn hóa tâm linh, người dân Nga bạch còn rất quan tâm đến sinh hoạt lễ hội văn hóa. Đây là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần chủ yếu của người dân Nga Bạch nói riêng, Nga Sơn nói chung trong thời kỳ phong kiến. Lễ hội ở Nga Bạch được đúc kết qu quá trình lịch sử lâu dài, và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Hội bơi chải truyền thống làng Bạch Câu được tổ chức ở 4 giáp: khoa giáp, thọ giáp, Hoàng giáp và giải nguyên giáp,hàng năm bơi trong 4 ngày tết nguyên đán. Hội ra đời su chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938) nhằm vận động con cháu tòng quân, cứu nước. Thuyền chải lướt nhanh, tay chèo vùng lên đều tăm tắp, dưới bên sông rộn lên tiếng reo hò cùng dòng người khắp nơi hội tụ trên bến. Lễ hội đua thuyền này là hình thức cầu ngư, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi cá tôm đầy ghe. Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức đánh cờ người, bài điếm, nhân dân thập phương đến dự lễ hội xem bơi rất đông. Những năm hạn hán, mất mùa, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ rước thần "Đảo vũ", cầu cho mưa thuận gió hòa. Với không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của ngày hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khít hơn.
Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nga Bạch. Cũng như nhiều xã khác của huyên Nga Sơn, ở Nga Bạch có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Bên cạnh những đặc trưng riêng trên về văn hóa, Nga Bạch còn nơi hội tụ của những truyền thống tốt đẹp được nhân dân đoàn kết, chung sức chung lòng tạo dựng từ hàng trăm năm nay. Đó là truyền thống lao động, sáng tạo; truyền thống hiếu học,, truyền thống yêu nước chống gặc ngoại xâm

lễ hội 2.jpg

lễ hội3.jpg

lễ hội1.jpg

lễ hội 5.jpg


lễ hội 5.jpg

Truyền thống lịch sử- văn hóa xã Nga Bạch

Đăng lúc: 12/08/2019 14:35:38 (GMT+7)

Nga Bạch là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Nhân dân Nga Bạch có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú.

Nhân dân Nga Bạch có đời sống văn hóa tinh thần rất phong phú. Từ xa xưa, người dân nơi đây đã quan tâm đến đời sống tâm linh, không ngừng chắt chiu xây dựng các công trình văn hóa như các đình, chùa, miếu...Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những biến động của xã hội, các dấu tích văn hóa, lịch sử của cha ông còn được lưu giữ ở Nga Bạch là minh chứng cụ thể, sinh động cho bày dày văn hóa và sức sống bất diệt của con người nơi đây. Ở xã có 4 đền thờ thần Hoàng, trong đó làng Hậu, làng Hà, làng Yên thờ Tứ Vị Thánh Nương (Thần vị âm), làng Hoàng thờ thần Cao Các (Thần vị dương). Đây là những địa điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tập thể. vào những ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết, lễ hội, các cụ cao niên trong làng thường tới đây để cúng tế, cầu cho Quốc thái dân an.
Song Song với đời sông văn hóa tâm linh, người dân Nga bạch còn rất quan tâm đến sinh hoạt lễ hội văn hóa. Đây là một trong những hoạt động văn hóa tinh thần chủ yếu của người dân Nga Bạch nói riêng, Nga Sơn nói chung trong thời kỳ phong kiến. Lễ hội ở Nga Bạch được đúc kết qu quá trình lịch sử lâu dài, và là niềm tự hào của cả cộng đồng, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhân dân.
Hội bơi chải truyền thống làng Bạch Câu được tổ chức ở 4 giáp: khoa giáp, thọ giáp, Hoàng giáp và giải nguyên giáp,hàng năm bơi trong 4 ngày tết nguyên đán. Hội ra đời su chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (năm 938) nhằm vận động con cháu tòng quân, cứu nước. Thuyền chải lướt nhanh, tay chèo vùng lên đều tăm tắp, dưới bên sông rộn lên tiếng reo hò cùng dòng người khắp nơi hội tụ trên bến. Lễ hội đua thuyền này là hình thức cầu ngư, cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, ngư dân ra khơi cá tôm đầy ghe. Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức đánh cờ người, bài điếm, nhân dân thập phương đến dự lễ hội xem bơi rất đông. Những năm hạn hán, mất mùa, nhân dân trong làng lại tổ chức lễ rước thần "Đảo vũ", cầu cho mưa thuận gió hòa. Với không khí rộn ràng, náo nhiệt và thiêng liêng của ngày hội, tình cảm gắn bó, gắn kết cộng đồng càng trở nên khăng khít hơn.
Trong lịch sử cũng như trong giai đoạn hiện nay, sinh hoạt tôn giáo là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của người dân Nga Bạch. Cũng như nhiều xã khác của huyên Nga Sơn, ở Nga Bạch có 2 tôn giáo chính là Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Bên cạnh những đặc trưng riêng trên về văn hóa, Nga Bạch còn nơi hội tụ của những truyền thống tốt đẹp được nhân dân đoàn kết, chung sức chung lòng tạo dựng từ hàng trăm năm nay. Đó là truyền thống lao động, sáng tạo; truyền thống hiếu học,, truyền thống yêu nước chống gặc ngoại xâm

lễ hội 2.jpg

lễ hội3.jpg

lễ hội1.jpg

lễ hội 5.jpg


lễ hội 5.jpg

Công khai kết quả giải quyết TTHC tại UBND xã Nga Bạch